Giỏ hàng

Uống trà -  nét văn hóa lâu đời tại Việt Nam

Nữ phục vụ bàn từ từ đổ trà vào ly từ một ấm trà. Việc rót được thực hiện đẹp mắt, theo cách được gọi là “dòng sông dài trên núi cao”, khiến cho mùi hương của trà lan tỏa ra khắp căn phòng. Mời trà một cách duyên dáng, nữ phục vụ ấy cầm tách trà với ba ngón tay cung kính mời khách.

Đó chỉ là khung cảnh phác họa lại văn hóa uống trà của người Việt Nam từ xưa. Người Việt Nam thường mời khách uống trà, ăn trầu hay mời điếu thuốc như một khúc dạo đầu để trò chuyện.

Văn hóa uống trà

Uống trà -  nét văn hóa lâu đời tại Việt Nam .Văn hóa này xuất hiện ở khắp mọi nơi từ ngày lễ đến đám cưới, trà là cầu nối mang đến cho bạn bè và gia đình những cuộc trò chuyện vui và những kỷ niệm đẹp.

Ông Đỗ Xuân Trường được biết đến như một nghệ nhân và nhà nghiên cứu về trà của Việt Nam. Ông là thế hệ thứ năm trong gia đình mình duy trì truyền thống giữ gìn và phát huy văn hóa trà Việt Nam.

Ông đã mở một phòng trà mang tên Trường Xuân Quán tại số 13 Ngô Tất Tố, Hà Nội như một điểm hẹn cho những người sành trà ở Hà Nội đến và thưởng thức cũng như thảo luận về nghệ thuật pha trà.


Trà sen là một nét văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam

Câu lạc bộ những người yêu thích trà Việt Nam được thành lập với hơn 300 thành viên từ các vùng khác nhau của đất nước. Cứ ba tháng một lần, họ gặp nhau tại phòng trà Trường Xuân để nói chuyện và trao đổi kinh nghiệm liên quan đến trà, và tận hưởng khoảng thời gian quý giá bên tách trà tại quán.

" Uống trà là một truyền thống của người Việt Nam trong hơn ba nghìn năm qua", ông Xuân cho biết.

Có rất nhiều khía cạnh trong văn hóa trà rất đáng để chúng ta chú ý. Các chức năng trị liệu và dược liệu của trà được biết đến nhất là trong thời tiết nóng, trà lá sen giảm cân gần như rất được yêu thích bởi tác dụng thanh nhiệt đáng ngạc nhiên của nó, khi thời tiết lạnh thì lại đem đến cảm giác ấm áp cho người uống. Có rất nhiều loại trà ở Việt Nam, mỗi loại có hương vị và đặc tính riêng. Việc trồng chè - lịch sử của trà ở Việt Nam - có mối quan hệ đặc biệt với môi trường, có tác động kinh tế đến các vùng dân tộc thiểu số trồng nó, là các khía cạnh thẩm mỹ và mang tầm quan trọng xã hội về các nghi thức uống trà, tất cả đều có thể mang lại các chủ đề nghiên cứu sâu rộng về trà.

Bên cạnh trà xanh không mùi, trà với hương thơm của hoa là cũng mang phong vị rất độc đáo về văn hóa trà Việt Nam. Toàn bộ quá trình sản xuất trà được thực hiện bằng tay rất cẩn thận để truyền mùi hương tự nhiên vào trong trà.

trà sen là loại trà hương nổi tiếng và rất phổ biến trong các dịp lễ Tết truyền thống tại nước ta; đây là một loại trà độc đáo được chế biến theo cách truyền thống. Để có được trà sen tốt nhất, hoa sen phải được hái khi chúng vừa mới nở hoa và giữ tươi, sau đó người làm trà sẽ thêm trà xanh vào bên trong những bông hoa ấy, rồi gói chúng lại như những nụ hoa ban đầu một cách tỉ mỉ và để qua đêm, quá trình này sẽ được lặp đi lặp lại bảy lần liên tiếp. Kết quả là sẽ thu được loại trà sen thơm tuyệt vời đầy tinh tế. . Và đó cũng là cách ướp trà sen phổ biến nhất hiện nay, để làm ra một ki-lô-gam trà sen, người ta sẽ phải cần đến gần một ngàn bông hoa sen.


Tìm hiểu thêm:



Trà hoa nhài cũng là một loại trà hương có thao tác chế biến đặc biệt. Hoa nhài sẽ được thu hoạch trong ngày và được bảo quản ở nơi thoáng mát cho đến tận đêm. Trong đêm, những bông hoa nở rộ và tỏa hương thơm ngào ngạt thì người ta sẽ tiến hành ướp trà bằng cách xếp lần lượt so le cứ một lớp hoathì sẽ là một lớp lá trà, như vậy trà sẽ hấp thụ hương thơm dễ dàng hơn. Để sản xuất 1kg trà hoa nhài, thì sẽ cần 1kg hoa nhài tương ứng.

Phong cách thưởng trà sen

Đối với ông Xuân, uống trà theo cách của người Việt đơn giản hơn người Trung Quốc hoặc Nhật Bản, nhưng nó vẫn mang bản chất của văn hóa Việt Nam. Màu vàng hơi xanh của trà kết hợpvới hương thơm tự nhiên của hoa tượng trưng cho đất nước, giàu văn hóa, giàu tài nguyên thiên nhiên. Vị đắng nơi đầu lưỡi phản ánh cuộc sống chăm chỉ của người dân. Hương vị ngọt ngào kéo dài trong miệng nói lên tâm hồn Việt Nam, tình cảm và sự trung thành với đất nước.

Hương vị ngọt ngào của trà sen kéo dài trong miệng nói lên tâm hồn Việt Nam

"Thưởng thức một tách trà và suy nghĩ về cuộc sống sẽ giúp con người ta trở nên tốt đẹp hơn và biết tránh được điều xấu", ông Xuân nói.

Để thưởng trà một cách trọn vẹn nhất thì dùng bộ ấm chén tử sa là thích hợp nhất , một nồi đất đun nước (thường là nước mưa, và trong những dịp đặc biệt thì nước đó có thể là sương thu từ lá sen), một nồi chè, tách trà, hộp trà, một vài miếng lô hội và chút trầm hương.

Người pha trà sẽ đun sôi nước trong vài phút, sau đó lấy nó ra khỏi lửa và để nhiệt độ giảm xuống khoảng 90 độ C thì được đổ nhẹ nhàng vào ấm trà, đậy kín trong khoảng năm phút. Trong khi trà đang ngấm, những người sành trà sẽ bình luận về mùi thơm ngon của trà, họ sẽ luôn giữ trà như là trọng tâm của cuộc trò chuyện. Sau khi trà ngấm, từ ấm trà, trà lá sen sẽ được đổ vào một chén lớn, gọi là chén tử sa.

Quy trình này đảm bảo phân phối đều hương vị và màu sắc của trà. Nếu trà được đổ trực tiếp vào chén, lần pha đầu tiên sẽ được pha loãng hơn những lần sau. Khi bạn nhâm nhi trà, bàn luận về hương vị của nó, bạn sẽ thấy tâm trạng dường như nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Thơ ca luôn luôn là một chủ đề tốt trong buổi thưởng trà, nhưng không có gì trong quá khứ, không có gì trong tương lai, chủ đề chỉ thuộc về hiện tại.

Bốn từ - Hòa, Kính, Thanh và Tịch - được sử dụng để mô tả các khía cạnh vô hình của việc uống trà. Hòa có nghĩa là hòa bình, Kính phản ánh sự tôn trọng đối với người già và bạn bè, Thanh có nghĩa là sự yên bình và Tịch là khi người ta đạt đến mức cảnh giới cao nhất: sự vô ưu phiền muộn.

Ông Xuân chia sẻ rằng quá trình phục vụ trà đúng là cả một nghi thức phức tạp. Để bắt đầu, bạn phải chọn ấm trà và ly một cách cẩn thận - chúng phải phù hợp với loại trà mà bạn uống.

"Trà nguyên chất của tỉnh Thái Nguyên, có màu xanh đậm, nên được phục vụ trong ấm chén màu xanh lục nhạt, trà hoa sen thì dùng trong chén trắng.Hình dạng chén cũng thay đổi theo mùa. Vào mùa đông, chén sẽ có đáy và miệng bằng nhau, vì vậy trà sẽ không mất nhiệt và người uống có thể giữ nó trong lòng bàn tay. Nhưng vào mùa hè, trà nên được phục vụ trong một chén có vành lớn hơnđể nó có thể nguội nhanh. "

Tất cả ấm chén trước khi dùng pha trà sẽ được làm sạch trong nước sôi nhằm loại bỏ bụi bẩn và làm ấm chúng. Lá trà khô được đặt trong ấm, sau đó đổ đầy nước sôi vào và đậy kín.

Nhà nghiên cứu về trà Hoàng Anh Sướng nói rằng trà Việt Nam là một nghệ thuật tinh tế, tỉ mỉ và cần rất nhiều thời gian để hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trà Việt Nam lại có thể được thưởng thức theo cách rất đơn giản.

"Chỉ với lá trà xanh đun sôi trong nước cũng có thể đưa mọi người đến gần hơn trong cuộc trò chuyện và giúp họ thoát khỏi cơn khát của mình", ông nói.

Trà có thể được chia thành ba loại với những ưu điểm khác nhau bao gồm lá trà khô, trà kết hợp với các biện pháp thảo dược và trà ướp hương hoa.


Sản phẩm trà lá sen Diệp Liên

Lá sen có hương thơm tự nhiên thanh khiết, có nhiều tác dụng chữa bệnh, cải thiện sức khỏe người dùng.

Công nghệ chiết xuất hiện đại và quy trình sấy lạnh với nhiệt độ và áp suất thấp bảo toàn được diệp lục và những hợp chất thiên nhiên trong lá sen.

Sản phẩm trà lá sen Diệp Liên là một loại trà thảo dược thơm ngon tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản và có tác dụng chữa bệnh rất tích cực và rất có lợi cho sức khỏe.



BẠN MUỐN MUA SẢN PHẨM NÀY? LIÊN HỆ NGAY... 

Add: 77 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội


Ship COD toàn quốc 


Hotline: 098.934.8766 / 098.876.1466


Email: 
kinhdoanh1@dieplien.com

            kinhdoanh2@dieplien.com